Viễn chí trị suy nhược thần kinh, viêm phế quản
Miêu Tả về Viên Chí
Viễn chí còn có tên dây ruột gà, tiểu thảo, nam viễn chí, là rễ hoặc vỏ rễ phơi khô của cây viễn chí lá nhỏ (Polygala tenuifolia Willd.) hoặc cây viễn chí Xêbêri (Polygala siribica L). Ở nước ta, có nhiều loài viễn chí đã dùng làm thuốc, nhưng chưa có tài liệu nghiên cứu sâu. Viễn chí có trên thị trường chủ yếu nhập từ Trung Quốc.
Viễn chí chứa nhiều saponin triterpen, nhựa, dầu béo và polygalitol. Vị đắng cay, tính ôn; vào kinh phế, tâm và thận, viễn chí có tác dụng dưỡng tâm, an thần, khứ đàm khai khiếu, tiêu ung thũng. Chữa chứng hồi hộp mất ngủ, tâm thận bất giao, đàm trở tâm khiếu, động kinh, hóa đàm khái thấu, ung nhọt sưng. Liều dùng: 4 - 12g. Sao hoặc tẩm mật ong nướng, sắc, hãm nước uống.
Đông Y Tấn Phát: bán quả kha tử tại Biên Hòa
Công dụng và một số bài thuốc trị bệnh có dây viễn chí:
- Trị hồi hộp mất ngủ, ngủ hay mơ, suy nhược thần kinh, rối loạn trí nhớ.
Bài thuốc A: đảng sâm 10g, viễn chí 10g, mạch đông 10g, phục linh 10g, đương quy 10g, bạch thược 10g, sinh khương 10g, đại táo 10g, cam thảo 3g, quế tâm 3g. Quế tâm tán bột để riêng. Các vị khác sắc lấy nước, hòa bột quế vào uống. Trị chứng tâm huyết bất túc (do máu không đủ nuôi tim), hay quên, hồi hộp, mất ngủ, nằm mộng nhiều.
Bài Thuốc B: nhân sâm hoặc đẳng sâm 30g, phục linh 30g, thạch xương bồ 20g, viễn chí 20g. Tất cả sấy khô, tán bột làm hoàn hồ. Chia cho 5 - 7 ngày, ngày 1 - 2 lần uống. Thích hợp cho người suy nhược thần kinh, quên lẫn, rối loạn trí nhớ.
- Trị ho có đờm, viêm phế quản mạn:
Bài C: viễn chí 8g, cát cánh 6g, cam thảo 6g. Sắc chia uống 3 lần trong ngày. Chữa ho có đờm.
Bài D: viễn chí 12g, trần bì 4g, cam thảo 4g. Sắc uống. Chữa viêm phế quản mạn tính, ho có nhiều đờm.
- Trị trẻ em sốt cao co giật: viễn chí 8g, sinh địa 8g, câu đằng 8g, thiên trúc hoàng 8g. Sắc uống.
- Ngoài ra, viễn chí còn chữa mụn nhọt sưng do đờm tắc đọng hoặc sưng vú bằng cách sắc uống, bã đắp chỗ đau